Hiển thị tất cả 24 kết quả

BÁNH BÒ DA LỢN

Bánh bò kết hợp bánh da lợn đậu xanh miền Tây là một món bánh độc đáo, gồm hai lớp hấp dẫn: lớp bánh bò mềm xốp, thơm nhẹ từ nước cốt dừa và lớp bánh da lợn đậu xanh dẻo mịn, ngọt thanh, được tạo màu xanh tự nhiên từ lá dứa. Sự kết hợp này mang đến hương vị dân dã, đậm chất miền Tây, vừa béo ngậy vừa thơm ngon

BÁNH BỘT LỌC PHAN THIẾT

Bánh bột lọc Phan Thiết là món bánh đặc trưng với vỏ bánh trong suốt, dai mềm làm từ bột năng, nhân tôm tươi ngon, đậm đà. Bánh được hấp chín, ăn kèm nước mắm ớt chua ngọt pha khéo, tạo nên hương vị hài hòa, cay nhẹ, khiến thực khách khó quên

BÁNH ÍT DỪA NON

Bánh thật nhiều, sao kêu bánh ít Trầu có đầy sao gọi trầu không? Chiếc bánh ít là một đặc trưng của người Việt. Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu của nguyên liệu và nếp dẻo mà còn đặc trưng bởi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại. Bánh ít Phúc An được chế biền từ gạo nếp tươi, xay nhuyễn, lắng lọc, nhồi, nắn trước khi cho nhân vào nên vỏ bánh dẽo và thơm kết hợp với màu sắc từ lá dứa tự nhiên tạo nên sp đặc sắc, hấp dẫn hòa quyện cùng với nhân bên trong gồm cơm dừa non tạo nên mùi vị rất đặc biệt, cuốn hút thực khách .

BÁNH ÍT NHÂN MẶN

Câu ca “Muốn ăn bánh ít lá gai. Lấy Chồng Bình Định cho dài đường đi”. Đã là một câu ca quen thuộc được nhiều người nhắc đến mỗi khi ai đó nói tới Bình Định. Ngày nay, Bình Định không chỉ có món bánh ít lá gai truyền thống. Mà với sự sáng tạo của dân địa phương, nơi đây còn có món bánh ít mặn cũng vô cùng hấp dẫn thực khách. Đó là Bánh ít mặn Nhân Tôm. Bánh Ít Mặn Bình Định được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh xào với tôm kết hợp cùng với các gia vị dân giã. Hương vị hòa quyện giữa gạo nếp, đậu xanh là tinh hoa của đất và thịt tôm tinh hoa của nước. tạo ra sản phẩm vô cùng độc đáo với vị ngon mỹ mãn khiến ai ai cũng nao lòng

BÁNH KHOAI MÌ NƯỚNG

Miền Tây với những cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vựa trái cây trĩu mọng, những phiên chợ nổi tấp nập ghe xuồng. Vùng đất này còn gây thương nhớ bởi những món ngon, hương vị đậm đà nhưng không kém phần tinh tế từ vẻ thanh khiết và dân dã của hương đồng cỏ nội. Một trong những món ăn đặc sản của người miền Tây là món bánh khoai mì nướng đậm vị của người miền Tây chân chất.
Bánh khoai mì nướng được làm từ các loại nguyên liệu dân dã như: Khoai mì, đậu xanh, nước cốt dừa, sợi dừa bào, đường ….Sự kết hợp hoàn hảo đó cho sản sản phẩm bánh khoai mì nướng mềm dẻo, có vị thơm thơm ngon tròn vị khiến ai cũng thích ngay từ lần nếm thử đầu tiên.
Nguyên liệu làm bánh được chọn lựa khắc khe: Khoai mì được chọn có độ tuổi thích hợp để có hàm lượng dinh dưỡng cao, củ không quá to và cũng không quá nhỏ, củ tươi, không bị đắng, không bị hà. Dừa tươi cũng không quá già để sợi dừa bào được mềm, ngọt và nước cốt ngon, béo, tươi đúng vị.

BÁNH Ú TRO ĐẬU XANH

Bánh ú tro là một trong những loại bánh truyền thống chứa đựng tinh hoa văn hóa ẩm thực dân tộc. Đây là loại bánh không thể thiếu để cúng ông bà tổ tiên trong ngày Tết Đoan Ngọ cũng như những đám tiệc của người Việt Nam nói chung bởi vỏ bánh dai dai cùng vị béo bùi, tan ngay trong miệng. Theo dân gian, món bánh này có vị ngọt, tính mát nên thích hợp với trẻ em, người gia đang bị nóng sốt.

BÚN NGÔ CAO BẰNG

Bún ngô là loại bún đặc sản của vùng đất bún khô Cao Bằng. Nguyên liệu chính để chế biến bún đó chính là loại ngô đặc trưng được trồng tại các khu vực núi cao. Bún được sản xuất theo công thức gia truyền của người dân địa phương nên có hương vị tinh tế, độc đáo hấp dẫn thực khách khi thưởng thức.

CÁ BÓNG SÔNG TRÀ

Sông Trà Khúc quanh co uốn lượn, chảy qua mảnh đất Quảng Ngãi đi ra biển. Với lượng phù sa phong phú luôn đầy ấp đã sản sinh tự nhiên những con cá bống thịt dai, thơm… Không phải ngẫu nhiên mà món Cá Bống Sông Trà lại lọt top các món đặc sản của Việt Nam. Chỉ có cá bống trên con sông này kho lên mới ngon, vị vừa ăn, cá bống dai, thơm nồng.
Cá bống Sông Trà được sơ chế kỹ càng và được chế biến theo cách riêng biệt của người dân Quãng Ngãi Nên cá bống không bị tanh, thịt dai, thấm gia vị thơm ngon theo cách riêng biệt không vùng nào sánh được. Cũng vì thế mà món Cá bống Sông Trà trở thành món ăn đặc sản của người dân Quảng Ngãi.
Cá bống Sông Trà được ăn kèm với cơm trắng là sự kết hợp tuyệt vời nhất.

CÁ NỤC KHO ỚT

Cá nục kho ớt là món ăn dân dã phổ biến ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Cá nục tươi, to bằng cổ tay, được làm sạch, ướp cùng ớt, nước mắm, tiêu, đường, tỏi, rồi kho trên lửa nhỏ đến khi thấm gia vị. Thành phẩm có màu nâu đỏ hấp dẫn, thịt cá mềm, thơm, đậm đà, hòa quyện vị cay nồng của ớt, rất hợp ăn cùng cơm trắng.

CÀ PHÊ MUỐI

Cà phê muối là một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, nổi tiếng với sự kết hợp lạ lùng nhưng đầy thú vị giữa vị đắng của cà phê, vị ngọt của sữa đặc, và một chút mặn mà từ muối. Thức uống này không chỉ là một ly cà phê thông thường, mà còn mang trong mình câu chuyện về sự sáng tạo và tinh thần vượt khó của người Việt. Nguồn gốc Cà phê muối được cho là bắt nguồn từ thành phố Huế, miền Trung Việt Nam – nơi nổi tiếng với ẩm thực tinh tế và những hương vị cân bằng. Người ta kể rằng vào thời kỳ khó khăn sau chiến tranh, khi nguyên liệu khan hiếm, người dân Huế đã thêm muối vào cà phê để thay thế một phần sữa đặc – vốn là thứ xa xỉ lúc bấy giờ. Sự kết hợp này vô tình tạo ra một hương vị mới lạ: vị mặn làm dịu đi cái đắng gắt của cà phê, đồng thời tôn lên vị ngọt béo của sữa, mang lại cảm giác hài hòa trên đầu lưỡi.

• Nguyên liệu: Cà phê muối thường được pha từ cà phê phin truyền thống (thường là robusta Việt Nam, đậm đà và thơm nồng), sữa đặc, một chút muối tinh, và đôi khi thêm đá nếu uống lạnh. • Cách pha: Cà phê được nhỏ giọt từ phin vào ly chứa sẵn sữa đặc và một nhúm muối nhỏ. Sau đó, người pha khuấy đều để muối tan hết, tạo nên hương vị đặc trưng. Nếu là cà phê muối đá, người ta sẽ thêm đá viên sau cùng.

• Hương vị: Vị đắng đặc trưng của cà phê hòa quyện với vị ngọt ngậy của sữa, điểm xuyết chút mặn nhẹ từ muối, tạo nên một trải nghiệm vừa quen thuộc vừa mới lạ. Vị mặn không lấn át mà làm nền, giúp cân bằng và làm nổi bật các tầng hương vị khác. Ý nghĩa văn hóa Cà phê muối không chỉ là một thức uống, mà còn được ví như triết lý sống của người Việt: trong cái đắng của cuộc đời (cà phê), vẫn có sự ngọt ngào của tình yêu và hy vọng (sữa), và chút mặn mà của những giọt mồ hôi, nước mắt (muối). Người Huế thường nói, uống cà phê muối là để nhớ về những khó khăn đã qua, để trân trọng hiện tại, và để cảm nhận sự cân bằng trong mọi thứ.

CA PHÊ VỢT

Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang và thức uống này trở thành văn hóa của người Việt Nam, là niềm tự hào của người con Tây Nguyên nơi nổi tiếng trồng cây cà phê chất lượng nhất trên toàn cầu.
Ngày xưa, mỗi buổi sáng ta cùng nhau bên ly cà phê cùng hàn huyên nói chuyện, tận hưởng cuộc sống thong thả, chậm rãi bên ly cà phê , không vội vã.
Ngày nay với sự phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống trở nên tất bật thì 1 ly cà phê pha sẵn là sự chọn lựa hàng đầu của mỗi người.
Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu đó Cty Phúc An đã nghiên cứu cho ra sản phẩm cà phê pha sẵn, tiện lợi, có thể dùng mọi lúc mọi nơi nhưng hương vị vẫn đậm đà, xưa cũ với cách pha vợt đặc trưng của người Sài gòn nên không khác biệt với ly cà phê truyền thống ngày xưa.
Với Cà phê pha sẵn Phúc An chúng ta có thể cùng nhau tận hưởng vị ngọt đắng của cà phê trứ danh vùng Tây Nguyên đầy nắng và gió, vừa gợi nhớ một niềm ký ức xưa cũ và có thể tiết kiệm được thời gian

CHẢ CÁ BÁNH TRÁNG

Chả cá bánh tráng được làm từ thịt cá biển tươi kết hợp với các gia vị và sự sang taọ cần cù của người dân Bình Định tạo ra sản phẩm mang hương vị đặc trưng riêng biệt mà bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ đâu.
Chả cá bánh tráng là món ăn dân dã, món ăn vặt và là món ăn đầy tự hào của người dân xứ nẫu
Món chả cá bánh tráng được ăn đúng điệu là phải ăn kèm với rau răm và tương ớt xào. Với sự kết hợp hoàn hảo đó sẽ cho bạn tận hưởng 1 hương vị thơm ngon khi đã thử 1 lần sẽ nhớ mãi.

CHẢ MỰC HẠ LONG

Chả mực là một món ăn quen thuộc trên mâm cơm của rất nhiều gia đình miền biển. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng tạo ra những miếng chả thơm ngon đặc biệt. Mực được dùng làm chả phải là mực mai tươi sống, dày mình, các nguyên liệu khác cũng được lựa chọn cẩn thận và được chế biến theo công thức riêng. Cũng chính vì đặc biệt như vậy mà chả mực Hạ Long trở thành một đặc sản của vùng đất Quảng Ninh mà các du khách trong nước và khắp mọi nơi trên thế giới yêu thích.
Hầu hết những nguyên liệu để làm nên món chả mực Hạ Long được đánh bắt tại vùng biển Quảng Ninh. Muốn miếng chả mực khi ăn được giòn thì nhất định chả phải giã bằng tay, nắm thành những miếng vừa ăn và chiên trong chảo dầu sôi.
Chả mực Quảng Ninh ngon nhất là khi ăn kèm với cơm trắng, những thìa cơm thơm ngon hoà quyện với vị đậm đà, béo ngậy của miếng chả nóng thì không gì tuyệt vời bằng.

CƠM LÊN MEN

Ca Dao Việt Nam có câu:
“Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn Tết Đoan ngọ trở về tháng năm”
Câu ca ấy nhắc mỗi chúng ta nhớ về cái tết độc đáo giữa năm – “Tết Đoan ngọ”. Người Việt Nam còn gọi tết Đoan ngọ là tết Nửa năm, tết Đoan dương hay tết Trùng ngũ v.v… cái Tết dược diễn ra ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm, một cái tết gắn với chu kỳ của trăng hay còn được gọi bằng cái tên mộc mạc là: “Tết giết sâu bọ”. Và có một món ăn không thể thiếu trong ngày này ở Mỹ Tho là cơm rượu nếp trắng với hương vị ngòn ngọt, chua nhẹ, cay cay,nồng nồng, tê tê nơi đầu lưỡi…
Muốn cơm rượu dẻo, đẹp mắt phải chọn loại nếp Gò cát này, hạt trắng, tròn đều, bóng bảy, màu trắng mới. Gạo vo sạch, cho nước sâm sấp rồi đem nấu thành cơm. Cơm khi chín hạt phải căng mọng, không khô cũng không nhão, hạt cơm bóng mới cho ra cơm rượu ngon.
“Gò Cát” một địa danh của Mỹ Tho nay là xã Mỹ Phong thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Tại đây có gạo nếp Gò Cát nổi tiếng thơm, dẻo, làm nên đặc sản cơm rượu Mỹ Tho.

HỦ TIẾU GÕ SÀI THÀNH

Hủ tiếu gõ Sài Thành là một món ăn đường phố đặc trưng của miền Nam Việt Nam, nổi tiếng với hương vị dân dã và cách bán hàng độc đáo. Món ăn gồm sợi hủ tiếu dai mềm, nước lèo ngọt thanh nấu từ xương heo, thêm topping như thịt bằm, trứng cút, hẹ và tóp mỡ giòn rụm. Điều thú vị là tiếng “gõ” phát ra từ thanh tre của người bán rong, vang lên trên các con hẻm Sài Gòn, gợi ký ức tuổi thơ cho nhiều người. Đây không chỉ là món ăn mà còn là nét văn hóa đặc sắc của thành phố

HỦ TIẾU SA ĐÉC

Sợi hủ tiếu Sa Đéc là linh hồn của món hủ tiếu đặc sản Đồng Tháp, được làm từ bột gạo Sa Đéc chính gốc. Sợi nhỏ, tròn, trắng mịn, có độ dai tự nhiên và mềm mại đặc trưng, không lẫn với các loại hủ tiếu khác. Quy trình làm thủ công tỉ mỉ giúp sợi hủ tiếu giữ được hương vị tinh tế, thấm đều nước lèo khi chế biến, tạo nên trải nghiệm ẩm thực độc đáo cho người thưởng thức.

KHOAI MÌ NƯỚC CỐT DỪA

Khoai mì nước cốt dừa miền Tây là món ăn giản dị, đậm đà hương vị quê nhà. Khoai mì tươi được luộc chín mềm, cắt miếng vừa ăn, sau đó chan ngập nước cốt dừa béo ngậy, nấu sánh với chút đường và muối. Đôi khi, người ta thêm đậu phộng rang giã nhỏ hoặc mè rang để tăng độ bùi thơm. Món này ăn nóng, vị ngọt nhẹ hòa quyện cùng cái béo của nước cốt dừa, gợi nhớ nét chân chất của ẩm thực miền Tây sông nước.

MĂNG NỨA KHÔ

Măng nứa – “lộc rừng” của vùng đất Tây . Măng nứa là loại đặc sản đặc trưng của vùng núi Tây Bắc vào mỗi dịp mưa về, Măng nứa nhỏ hơn măng tre, ăn mềm, giòn và ngọt. Không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon, hấp dẫn mà măng nứa còn đem đến nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người. Mùa vụ măng nứa thường vào mùa mưa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Măng tươi sau khi thu hoạch sẽ được các đồng bào dân tộc đem đi chế biến, phơi khô bằng cách phương pháp thủ công. Măng khô đem đến màu vàng đặc trưng, hương thơm nhẹ và mùi vị khác hoàn toàn so với măng tươi. Ngày nay, măng nứa khô được xem là thức quà đặc sản của vùng núi Tây Bắc. Thường được sử dụng trong nhiều món ăn thơm ngon, dinh dưỡng.

MÌ “CHŨ” LỤC NGẠN

Mì Chũ mang thương hiệu Phúc An được nhập từ Lục Ngạn – Nam Dương – Bắc Giang nên sợi mì dai, thơm ngon được làm hoàn toàn từ gạo Bao Thai hồng loại gạo duy nhất chỉ được trồng ở đồi Chũ, xã Nam Dương. Cả nhà mình có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như phở, mì gà, mì giò…

MIẾN DONG PHIA ĐÉN

Miến dong Phia Đén còn được gọi là miến dong Cao Bằng hay miến dong Nguyên Bình, vì miến được làm tại xóm Phía Đen, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sợi miến to, không bóng như các loại miến thông thường. Nhưng lại mê hoặc thực khách bởi mùi thơm ngọt của miến dong nguyên chất.
Miến dong Phia Đén được làm 100% từ củ dong riềng đỏ được trồng trên các sườn núi huyện Nguyên Bình theo phương thức truyền thống, phơi phên nứa, không sử dụng chất tẩy, chất tạo màu, bột nở hay các hóa chất khác. Khi nấu sợi miến mềm, trong, thơm, dai, vị ngọt mát, dù nấu lại đến lần thứ 2 sợi miến vẫn dai, không bị dính

ỚT RIM HỘI AN

Hội An được mệnh danh là thiên đường của du lịch là nơi tổng hợp nhiều món ăn vặt nổi tiếng của mọi miền đất nước. ớt rim góp phần là 1 trong những món ăn làm nên thương hiệu ẩm thực miền Trung.
Ớt rim Hội An là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị cay của ớt, vị chua chua của cà chua, và vị ngọt của đường.
Người miền Trung xưa nay nổi tiếng thích ăn cay. Chính vì vậy, mà món tương ớt cay ở đây được nhiều người ưa chuộng, vị cay của nó đậm đà nhưng không hắc, mùi thơm của ớt hòa cùng với vị chua ngọt của cà chua vô cùng hấp dẫn, màu sắc đỏ tươi thắm của nó cũng quyến rũ người ăn. Hương vị của nó rất đặc biệt và đậm đà.

TÔM RIM CÀ MAU

Nổi tiếng là nơi nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Tây Nam Bộ, bởi thế khi nhắc đến tôm cua thì không ai không nghĩ tới miệt Cà Mau. Bên cạnh các loại hải sản tươi sống được buôn bán, xuất khẩu thì những chế phẩm từ tôm Cà Mau cũng phong phú và đa dạng không kém. Trong đó, Tôm Rim Cà Mau có thể nói là một trong những đặc sản độc lạ làm nên thương hiệu cho vùng Đất Mũi. Được chế biến từ những con tôm đất tươi rói đem rim cùng với nước sốt đậm đà mang hương vị mặn mặn, ngọt ngọt ăn kèm cơm trắng hoặc cháo trắng và cũng có thể thành món ăn vặt nhăm nhi vài ly bia cùng những người thân thương cho những dịp gặp gỡ.

XÔI CỐM SEN DỪA

Là món ăn đặc sản của người dân Hà Nội. Để món xôi cốm ngon đúng chuẩn phải chọn nguyên liệu đúng loại cốm làng Vòng có màu xanh nhẹ, hơi ngả vàng, không nên chọn cốm có màu xanh đậm. Cốm phải làm từ những hạt lúa nếp, mỏng nhưng dẻo và chắc. Cốm hơi dai, bùi, có mùi thơm mát của lúa non thì đó là cốm ngon
Hương vị ngon của xôi sẽ không trọn vẹn nếu thiếu chút bùi đỗ xanh ninh nhừ giã nhỏ và những sợi dừa trắng sữa. Với sự kết hợp khá bắt mắt giữa những màu sắc thiên nhiên xanh- trắng- vàng của cốm, sen, dừa và đỗ xanh nên xôi cốm không chỉ hấp dẫn vị giác ở vị dẻo thơm ngọt bùi, mà còn kích thích cả thị giác của người thưởng thức.
Khác biệt giữa xôi cốm Phúc An và các sp khác là nguyên liệu cốm được chọn là cốm làng Vòng. Địa danh nổi tiếng với món xôi cốm sen dừa và nguyên liệu cốm ở đây được đánh giá là ngon nhất cả nước.

XÔI NẾP THAN ĐẬU XANH

Xôi nếp than đậu xanh là một món ăn truyền thống đậm chất Việt Nam, mang hương vị dân dã và tinh tế của ẩm thực quê nhà. Được làm từ gạo nếp than (hay nếp cẩm) – loại gạo quý với màu tím đen đặc trưng – kết hợp cùng đậu xanh bùi béo, món xôi này không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt, như một bức tranh hài hòa giữa màu tím của đất trời và màu vàng của sự sống. Món xôi được chế biến đơn giản: nếp than dẻo thơm sau khi ngâm và hấp chín, phủ lên trên là lớp đậu xanh nhuyễn mịn, thường ăn kèm với nước cốt dừa ngọt thanh, dừa nạo, hoặc chút mè rang thơm lừng. Hương vị của xôi nếp than đậu xanh là sự hòa quyện giữa cái dẻo đặc trưng của nếp cẩm, vị bùi ngậy của đậu xanh, và chút béo ngọt từ nước cốt dừa, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực vừa mộc mạc vừa đậm đà khó quên.